Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy là văn bản pháp luật được Cục Cảnh Sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn chịu trách nhiệm biên soạn. Dưới sự đề nghị của Bộ Công an và được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, sau đó được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ
I. Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
- Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy là văn bản pháp luật do Cục Cảnh Sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn chịu trách nhiệm biên soạn
- Dưới sự đề nghị của Bộ Công an và được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, sau đó được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ
- Trong đó, việc công bố và quy định chi tiết rõ ràng cho từng lĩnh vực hay công trình là một điều cần thiết và quan trọng
- Nhưng điều này khiến không ít người cảm thấy bối rối, không biết nên áp dụng theo tiêu chuẩn nào cho công trình của mình
- Trong lĩnh vực về phòng cháy chữa cháy cho cửa chống cháy, SaiGonDoor sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn rõ hơn về quy định này
I.1. Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy mới nhất về cửa chống cháy
Tại Việt Nam, có rất nhiều bộ luật liên quan đến việc chống cháy mà chủ đầu tư cần biết, trong đó, quy định về cửa chống cháy tiêu chuẩn TCVN 6160:1996 về yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy ở những tòa nhà cao tầng rất được chú trọng trước khi công trình đi vào hoạt động
Tiêu chuẩn này trình bày các tiêu chuẩn bắt buộc mà các văn phòng, chung cư và tòa nhà cao tầng phải đáp ứng
Cửa chống cháy phải được kiểm định theo quy định hiện hành của Việt Nam, được Cục PCCC cấp hoặc được các cơ quan được cấp phép kiểm định cấp
A. Theo quy định về cửa chống cháy
- Tại mục 5.2 TCVN 6160:1996, giới hạn chịu lửa nhỏ nhất của các bộ phận có tính ngăn cháy được quy định như sau
- Cửa sổ và cổng ở tường ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút
- Vách ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút
- Cửa đi, cửa sổ ở vách ngăn cháy; cửa ngăn cháy vào các tầng hầm, mái; cửa lên mái phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 40 phút
- Cửa ở khu buồng thang bộ, phòng kỹ thuật, dưới tầng hầm cũng cần phải là cửa chống cháy. Chúng cần có cơ cấu tự động đóng, đồng thời có thể chịu được lửa 45 phút trở lên
- Cũng theo quy định, cửa chống cháy đạt giới hạn chịu lửa 60 phút thì có kết cấu không bị phá hủy khi chịu nhiệt độ khoảng 1.000 độ C. Nhiệt độ sẽ được tăng dần và đạt đến ngưỡng tối đa khoảng 1.000 độ C trong thời gian 60 phút
- Trong khi đó, mặt cửa không tiếp xúc trực tiếp với lửa không được vượt quá ngưỡng 220 độ C
Bảng 1 – Phân loại bộ phận ngăn cháy
Bộ phận ngăn cháy | Loại bộ phận ngăn cháy | Giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy, không nhỏ hơn | Loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy, không thấp hơn | Loại khoang đệm ngăn cháy, không thấp hơn |
1. Tường ngăn cháy | 1 | REI 150 | 1 | 1 |
2 | REI 45 | 2 | 2 | |
2. Vách ngăn cháy | 1 | EI 45 | 2 | 1 |
2 | EI 15 | 3 | 2 | |
3. Sàn ngăn cháy | 1 | REI 150 | 1 | 1 |
2 | REI 60 | 2 | 1 | |
3 | REI 45 | 2 | 1 | |
4 | REI 15 | 3 | 2 |
Bảng 2 – Giới hạn chịu lửa của cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy
Cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy | Loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy | Giới hạn chịu lửa, không nhỏ hơn |
1. Cửa đi, cổng, cửa nắp, van 1) | 1 | EI 60 |
2 | EI 30 2) | |
3 | EI 15 | |
2. Cửa sổ | 1 | E 60 |
2 | E 30 | |
3 | E 15 | |
3. Màn chắn | 1 | EI 60 |
1) Giới hạn chịu lửa của van ngăn cháy được phép chỉ lấy theo tính toàn vẹn (E) nếu những van này lắp đặt bên trong các kênh, giếng và đường ống dẫn mà bảo đảm được khả năng chịu lửa yêu cầu, đối với cả tính toàn vẹn (E) và tính cách nhiệt (I).
2) Giới hạn chịu lửa của cửa giếng thang máy được phép lấy không nhỏ hơn E 30. |
Bảng 3 – Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm ở các cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy
Loại khoang đệm ngăn cháy | Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm, không nhỏ hơn | ||
Vách ngăn của khoang đệm | Sàn của khoang đệm | Cửa và van ngăn cháy của khoang đệm | |
1 | EI 45 | REI 45 | EI 30 |
2 | EI 15 | REI 15 | EI 15 |
>> Vậy kết luận: Mức độ chống cháy của cửa chống cháy thuộc bảng 2 mục “1. Cửa đi, cổng, cửa nắp, van” có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 60
B. Kiểm định cửa chống cháy cho công trình tuân theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn
- TCVN 9383:2012 Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Cửa đi và cửa chắn ngăn cháy
- TCVN 2622 Tiêu chuẩn chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
- QCVN 06:2021 /BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
B.1. Tiêu chuẩn quốc gia TCNV 9383:2012 về thử nghiệm khả năng chịu lửa – cửa đi và cửa chắn ngăn cháy
TCVN 9383:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 386:2007 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
TCVN 9383:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
Với tiêu chuẩn này mô tả phương pháp thử nghiệm xác định khả năng chịu lửa của các loại cửa như cửa phòng ngủ, cửa chắn, cửa sổ,… được thiết kế để lắp đặt trong các ô cửa nằm trong bộ phận ngăn cách theo phương thẳng đứng có yêu cầu về khả năng chịu lửa. Cụ thể gồm các dạng cửa sau
- Cửa bản lề và cửa xoay theo trục đứng
- Cửa trượt theo phương ngang, cửa trượt theo phương đứng, cửa toàn mảng
- Cửa chắn dạng sắt xếp có 1 lớp vỏ bằng kim loại, không cách nhiệt
- Cửa trượt có cánh gấp
- Cửa mở lật
- Cửa cuốn
- Có thể áp dụng tiêu chuẩn này để thử nghiệm khả năng chịu lửa của một số loại cửa ra vào dùng cho thang máy
B.2. Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế
Tiêu chuẩn này là bắt buộc áp dụng. Cho phép áp dụng thêm các tiêu chuẩn khác khi có đảm bảo trình độ kĩ thuật và an toàn cao hơn quy định của tiêu chuẩn này
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy và chống cháy (viết tắt là PCCC) khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà và công trình cũng như khi thẩm định thiết kế và xét quyết định đưa nhà, công trình vào sử dụng
Khi thiết kế nhà và công trình ngoài việc tuân theo các quy định của tiêu chuẩn này, còn phải tuân theo các quy định có liên quan ở các tiêu chuẩn hiện hành khác
Các công trình đặc thù chuyên ngành có yêu cầu PCCC đặc biệt có những quy định PCCC riêng, ví dụ: kho chứa các chất dễ cháy, dễ nổ, kho chứa các hóa chất độc hại. Các công trình trên chỉ áp dụng một số quy định thích hợp của tiêu chuẩn này
Các công trình tạm thời, có thời gian sử dụng không quá 5 năm chỉ áp dụng phần lối thoát nạn và tham khảo các phần khác của tiêu chuẩn này
Tên các bộ phận ngăn cháy | Giới hạn chịu lửa tối thiểu, (phút) |
1. Tường ngăn cháy | 150 |
2. Cửa đi, cửa sổ, cổng ở tường ngăn cháy | 70 |
3. Vách ngăn cháy | 45 |
4. Cửa đi, cửa sổ và vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy ở phòng đệm trong các nhà sản xuất hạng A, B, C, cửa vào tầng hầm trần, cửa mái chống cháy | 40 |
5. Sàn chống cháy (sàn giữa các tường, sàn của tầng hầm trần, sàn trên tầng hầm, sàn tường lửng) ở các nhà bậc chịu lửa I. | 60 |
6. Sàn chống cháy (sàn giữa các tầng, sàn của tầng hầm trần, sàn trên tầng hầm, sàn tầng lửng) ở các nhà bậc chịu lửa II, III, IV. | 45 |
Mục 5.5 – TCVN 2622: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
B.3. QCVN 06:2021 /BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
Quy chuẩn bắt buộc áp dụng việc lựa chọn mức độ chống cháy cho các bộ phận ngăn cháy, trong đó có cửa chống cháy và các bộ phận ngăn cháy khác
Mỗi trường hợp chống cháy cụ thể, chúng ta sẽ áp dụng yêu cầu của các chỉ tiêu khác nhau và được thể hiện qua khả năng chống cháy dựa trên tiêu chí đánh giá xếp hạng chống cháy REI (khả năng chống cháy của một cấu trúc)
Trích dẫn QCVN 06:2021: ” 2.3.2. Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định bằng khoảng thời gian (tính bằng phút) kể từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau
- Mất khả năng chịu lực (khả năng chịu lực được ký hiệu bằng chữ R)
- Mất tính toàn vẹn (tính toàn vẹn được ký hiệu bằng chữ E)
- Mất khả năng cách nhiệt (khả năng cách nhiệt được ký hiệu bằng chữ I).”
Giới hạn chịu lửa (REI) của kết cấu trong công trình xây dựng được xác định bằng khoảng thời gian (đơn vị tính là phút) được tính từ khi bắt đầu thí nghiệm thử chịu lửa theo chế độ gia nhiệt tiêu chuẩn (Nhiệt độ tăng dần theo thời gian từ 0 độ C cho tới trên 1500 độ C) cho đến khi xuất hiện một hoặc đồng thời các dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện
⇒ Kết quả là
- REI (theo sau có chỉ số n): Yếu tố cấu tạo phải bảo tồn trong khoảng thời gian n về cả 3 yếu tố: tải trọng chịu lực, tính toàn vẹn và cách nhiệt. Ví dụ, REI 150 nghĩa là khả năng chống cháy 150 phút ở cả 3 yếu tố sức bền cơ học, toàn vẹn trước lửa và khói và khả năng cách nhiệt
- RE (theo sau có chỉ số n): Yếu tố cấu tạo phải bảo tồn trong khoảng thời gian n về 2 yếu tố: sức bền cơ học và tính toàn vẹn trước lửa và khói
- R (theo sau có chỉ số n): Yếu tố cấu tạo phải bảo tồn trong khoảng thời gian n về sức bền cơ học
- Để phân loại các vật liệu không đáp ứng tiêu chí R, nó sẽ tự động đủ điều kiện miễn là đáp ứng E và I
Đối với mỗi yếu tố đáp ứng các tiêu chí, các thử nghiệm được thực hiện và thu kết quả. Việc phân loại sau đó được chỉ định bằng cách xác minh giá trị thời gian thu được cho khả năng chống cháy cơ học với tham chiếu đồ thị thời gian và và nhiệt độ
Đánh giá hiệu suất của khả năng chống cháy có thể được xác định bằng kết quả thử nghiệm, tính toán phân tích hoặc các bảng xác minh
Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng có thể xác định bằng tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa được áp dụng theo từng vị trí, từng công năng của cấu kiện cần áp dụng
Giới hạn chịu lửa yêu cầu của các cấu kiện xây dựng cụ thể được quy định trong quy chuẩn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại công trình. Giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện xây dựng được kí hiệu bằng REI, EI, RE hoặc R kèm theo các chỉ số tương ứng về thời gian chịu tác động của lửa( Phút)
Lưu ý quan trọng: Quy chuẩn được cơ quan nhà nước ban hành, bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng, còn Tiêu chuẩn thực chất chỉ mang tính chất khuyến nghị, khuyến cáo, tự nguyện áp dụng. Có thể thực hiện theo Tiêu chuẩn nhưng phải tốt hoặc bằng với mức yêu cầu của Quy chuẩn
I.2. Tại sao các công trình nên sử dụng cửa chống cháy?
Do đặc thù của các công trình như chung cư, trung tâm thương mại hay tòa nhà văn phòng đều có diện tích sử dụng lớn, số lượng người đông, công năng sử dụng phức tạp, tập trung nhiều chất dễ cháy, có nhiều hệ thống thiết bị kỹ thuật, nguy cơ xảy ra cháy cao
Chính vì thế, khi xảy ra sự cố, khu vực mà nhiều người hướng tới chính là lối thoát nạn (hay khu vực thoát hiểm) để đến nơi an toàn nhất. Do đó, cửa chống cháy được lắp đặt chủ yếu ở khu vực lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn nhất cho mọi người thoát ra ngoài
Mặt khác, lối thoát hiểm này cũng là nơi ngăn cách giữa các tầng với nhau. Nếu 1 tầng xảy ra sự cố, thì lửa và khói sẽ nhanh chóng bao trùm toàn khu công trình nếu không có những cánh cửa chống cháy
Tùy theo cấu trúc của công trình ra sao mà có thể chọn lựa cánh cửa có mức độ chống cháy cao hay thấp. Vì nhà càng cao thì đường thoát nạn càng dài, thời gian thoát nạn càng lâu, nguy cơ đám cháy đe dọa tính mạng con người càng cao
Nhưng đặc biệt, vị trí lắp đặt cửa gỗ chống cháy là điều vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến việc bạn nên lựa chọn loại cửa chống cháy nào để có thể phát huy được tính năng chống cháy của cửa
Ngoài ra cũng theo tiêu chuẩn PCCC mà nghị định ban hành đối với các công trình xây dựng, để đảm bảo an toàn và phù hợp với tiêu chuẩn PCCC thì cửa cũng được tính là một phần trong kết cấu xây dựng cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy dịnh
A. Nghiệm thu cửa chống cháy như thế nào ?
Nghiệm thu cửa chống cháy là 1 phần trong nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho tòa bộ tòa nhà hoặc công trình
Cửa chống cháy phải được cấp giấy chứng nhận bởi Cục Công An PCCC và dán tem chứng nhận thì công trình mới được nghiệm thu hoàn tất
Để được cấp giấy chứng nhận chống cháy riêng cho mỗi công trình thì đầu tiên nhà sản xuất phải có được giấy chứng nhận chống cháy chung (Giấy chứng nhận cấp cho nhà máy được quyền sản xuất cửa chống cháy)
Sau đó mỗi lô sản xuất riêng cho công trình nào thì đem đốt thử nghiệm và phải trình hồ sơ để yêu cấp cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định cho công trình đó (Chi phí thông thường khoảng từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy vào số lượng)
B. Vậy để được cấp giấy chứng nhận cho cửa chống cháy thì điều kiện và quy trình cần có
- Cửa chống cháy phải được sản xuất theo tiêu chuẩn chống cháy, đốt test mẫu thử đạt yêu cầu phòng thí nghiệm được Cục PCCC cấp phép
- Cửa chống cháy phải được lắp đặt hoàn thiện tại công trình (chụp ảnh cửa đã thi công, bản vẽ, hồ sơ công trình)
- Gởi hồ sơ ra Cục Công An PCCC chờ duyệt
II. Lựa chọn đơn vị cung cấp cửa chống cháy uy tín đạt tiêu chuẩn PCCC
A. SaiGonDoor là đơn vị chuyên sản xuất cửa chống cháy cao cấp, đã được kiểm định theo tiêu chuẩn về PCCC
Tại SaiGonDoor quý khách hàng sẽ được tư vấn và lựa chọn mẫu cửa chống cháy phù hợp với nhu cầu cũng như vị trí lắp đặt thích hợp nhất
Với dòng cửa chống cháy được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn về PCCC với các mức độ như 60 phút, 70 phút, 90 phút và 120 phút
Là đơn vị phân phối cửa chống cháy cao cấp và phụ kiện đồng bộ đi kèm đạt chuẩn. Sở hữu tới 4 nhà máy với quy mô lớn, được đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn và công nghệ, đảm bảo độ chính xác cao và chất lượng vượt trội
Ngoài ra, khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng theo yêu cầu các mẫu cửa theo sở thích, nhu cầu và giá cả
B. SaiGonDoor cung cấp giải pháp lắp đặt cửa chống cháy chuyên nghiệp, đúng quy định về cửa chống cháy
Tất cả cửa chống cháy của SaiGonDoor luôn được kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định bởi Cục Cảnh sát PCCC & CNCH trực thuộc bộ công An theo tiêu chuẩn TCVN 9383:2012 nghiệm thu PCCC, QC 06/2021 và Nghị Định 136/2020/NĐ-CP về quy chuẩn phương tiện PCCC
Gọi ngay Hotline: 0818.400.400 hoặc truy cập Website: saigondoor.vn để biết thêm thông tin chi tiết
LIÊN HỆ TƯ VẤN THI CÔNG CỬA TẠI SAIGONDOOR: 0818.400.400
- Địa chỉ: 511 Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp.HCM
- Email: info@saigondoor.vn
- Website: https://saigondoor.vn – https://saigondoor.net
- Fanpage: https://www.facebook.com/SaigonDoor/
- Youtube: https://www.youtube.com/c/SAIGONDOOR
- Maps: Sài Gòn Door
SaigonDoor luôn duy trì phương châm kinh doanh “Chất lượng sản phẩm là số 1; Vì lợi ích của khách hàng, giá trị danh tiếng và uy tín của thương hiệu, SaigonDoor có trách nhiệm tới cùng đối với những sản phẩm do SaigonDoor cung cấp”.
Quý khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn, đặt mua Cửa & Nội thất online đảm bảo.
ĐĂNG KÝ NGAY - ƯU ĐÃI TRAO TAY
Giảm giá lên đến 25% khi thiết kế lắp đặt trọn gói.
Tặng phụ kiện, giao miễn phí nội thành HCM (trên 4 bộ).
Tặng đồ dùng thông minh nội thất trị giá 250.000đ.
Cơ hội nhận ưu đãi 50% Gói dịch vụ Bảo hành 5 năm.
DỰ TOÁN CHI PHÍ ONLINE
KẾT QUẢ DỰ TOÁN
ĐẶT MUA SẢN PHẨM
Cơ hội ưu đãi giảm trừ lên đến 1.000.000đ khi đặt mua sản phẩm ngay hôm nay
Ghi chú:
- Mua nhiều tặng phụ kiện và được miễn phí vận chuyển trong nội thành Hồ Chí Minh
- Báo giá trên là khai toán, chưa bao gồm ô kính, ô gió, viền chỉ trang trí, phào chỉ, ô fix, hồ xây dựng.